Hướng dẫn phân biệt các loại gỗ công nghiệp dùng trong nội thất

Phân biệt các loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF, gỗ dán Plywood là các chất liệu phổ biến nhất trong các sản phẩm nội thất trên thị trường hiện nay. Để tạo độ bóng cho bề mặt thì thông thường sau khi tạo thành phẩm người thợ sẽ phun một lớp Melamine lên bề mặt để bảo vệ và sáng đẹp hơn. Hãy cùng SuKaHome tìm hiểu về các loại gỗ công nghiệp này nhé.

Các loại gỗ công nghiệp thông dụng hiện nay

– Gỗ dán (Plywood) hay gỗ ván ép

– Gỗ MDF

– Gỗ MFC (Gỗ ván dăm)

– Gỗ HDF (loại siêu chịu ẩm)

– Gỗ nhựa (loại chịu nước 100%)

Gỗ MFC và MDF đều là 2 dòng vật liệu gỗ công nghiệp được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên mỗi loại đều sở hữu các ưu điểm và nhược điểm riêng. Mức giá thành cũng có sự khác biệt phụ thuộc vào công năng riêng của từng loại gỗ. Tham khảo dấu hiệu phân biệt các loại gỗ công nghiệp MFC và MDF sau đây để biết thêm gỗ MDF và MFC khác nhau thế nào cũng như tìm hiểu gỗ MDF và MFC loại nào tốt hơn.

Phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF

So sánh ưu và nhược điểm của ván gỗ MFC và ván gỗ MDF

Loại GỗVán gỗ MFCVán gỗ MDFVán gỗ HDF
Ưu điểm– Ván gỗ MFC có dăm cứng chắc nên có độ cứng và độ bền cao
– Bề mặt Melamine giúp bảo vệ tấm ván chống trầy, chống cháy, chống thấm tốt
– Bề mặt ván gỗ MFC trơn, phẳng, không thấm nước nên dễ dàng vệ sinh và lau chùi
– MFC có khả năng chống cong vênh, bong tróc, mối mọt tốt
– Cách âm, cách nhiệt tốt
– Thời gian gia công nhanh
– Giá thành ván MFC rẻ hơn so với MDF Veneer
– MDF sở hữu bảng màu phong phú và hiện đại cho nhiều sự lựa chọn
– Dễ tạo dáng cho các sản phẩm cầu kỳ
– Độ bám sơn tốt, có thể sơn nhiều lớp làm tăng tính thẩm mỹ
– Bề mặt nhẵn kết hợp sơn, hoặc ép Melamine, Laminate
– Ván gỗ MDF không bị cong vênh, mục rỗng hay nứt nẻ như gỗ tự nhiên
– Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt
– Thời gian gia công nhanh
– Giá thành trung bình, cao hơn ván dăm và rẻ hơn ván dán
– Lượng màu sơn HDF rất đa dạng, thuận tiện cho việc lựa chọn
– Bề mặt nhẵn bóng và thống nhất
– Kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt
– Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô, tẩm hóa chất chống mối mọt
– Gỗ HDF khắc phục được nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên
– Gỗ HDF cứng nhất trong 3 loại
– Vì gỗ HDF là loại cao cấp và có mức độ gỗ tự nhiên cao hơn nên giá thành cũng cao hơn MDF. 
Nhược điểm– Ván MFC dăm cứng chắc nhưng mật độ gỗ không cao bằng ván sợi như MDF và HDF. Nên độ cách âm không tốt bằng 2 loại ván trên
– Vì được cấu tạo từ những dăm gỗ có kích thước lớn nên khi gia công dăm dễ bị mẻ cạnh, ảnh hưởng đến thẩm mỹ
– Ván MFC được trộn với chất kết dính chứa Formaldehyde nên ở nồng độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng
– Chịu lực thẳng đứng không tốt
– Sợi gỗ được trộn với chất kết dính và một số thành phần khác trong đó có Formaldehyde nên tấm ván sẽ thải ra chất này trong môi trường không khí. Ở nồng độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng
– Khả năng chống thấm nước kém
– Độ dày và độ dẻo dai bị hạn chế
– Một số loại gỗ có hại với sức khỏe người dùng
– Không chạm khắc được các chi tiết cầu kỳ như gỗ tự nhiên